3 thông tin có thể gây nhầm lẫn về thẻ ghi nợ cần lưu ý

Bởi hockinhdoanhaz

Mặc dù thẻ ghi nợ đã và đang được sử dụng phổ biến, nhưng vẫn có nhiều người dùng nhầm lẫn về đặc điểm, chức năng của các loại thẻ ghi nợ hiện nay. Để “gỡ rối” những băn khoăn này, hãy cùng tìm hiểu và giải đáp ngay những thắc mắc liên quan tới thẻ ghi nợ trong nội dung dưới đây.

1. Dùng thẻ ghi “nợ” là phải trả nợ cho ngân hàng 

Với tên gọi của loại thẻ này, nhiều người dùng có phần nhầm lẫn rằng đây là hình thức chi tiêu trước rồi mới trả tiền cho ngân hàng. Thực tế, thẻ ghi nợ có đặc điểm “nạp bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu”. Theo đó, khách hàng sẽ sử dụng trực tiếp số tiền vốn có của mình và không sử dụng số vốn từ ngân hàng.

Hiểu được điều này, nhiều ngân hàng đã quyết định sử dụng tên gọi khác là “thẻ thanh toán” để tránh gây hiểu nhầm cho khách hàng.

Thẻ ghi nợ mang đến nhiều tiện ích cho người dùng khi giao dịch trực tuyến hay giao dịch tại quầy, v.v…

2. Có đến 2 loại thẻ ghi nợ khác nhau 

Hiện nay, có 2 loại thẻ ghi nợ phổ biến gồm thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế. Tuy nhiên, nhiều người dùng thường gọi tắt thẻ ghi nợ quốc tế là thẻ Visa Debit dẫn tới nhiều hiểu lầm về 2 loại thẻ này. Một số yếu tố khách hàng có thể sử dụng để nhận biết hai loại thẻ ghi nợ này, cụ thể như sau:

  • Đơn vị phát hành: Thẻ ghi nợ nội địa sẽ do ngân hàng trong nước phát hành, còn thẻ ghi nợ quốc tế sẽ được cung cấp bởi các ngân hàng có liên kết với tổ chức tín dụng quốc tế như: Visa, JCB, MasterCard,…
  • Hình thức thẻ: Thẻ ghi nợ quốc tế thường có chữ Visa/MasterCard/JCB còn thẻ ghi nợ nội địa sẽ có chữ Napas. Ngoài ra, mặt sau thẻ ghi nợ nội địa cũng có thêm mã CVV gồm 3 chữ số dùng để xác minh thẻ.
  • Phạm vi thanh toán: Khác với thẻ ghi nợ nội địa chỉ giao dịch ở phạm vi trong nước thì thẻ ghi nợ quốc tế có thể thanh toán được ở trong và ngoài nước.

Nhìn chung, thẻ ghi nợ quốc tế sẽ phù hợp với những khách hàng thường xuyên đi công tác, du lịch, nhu cầu thực hiện giao dịch quốc tế nhiều, đặc biệt là muốn trải nghiệm nhiều tiện ích, ưu đãi từ các đối tác liên kết với ngân hàng.

Ngược lại, thẻ ghi nợ nội địa sẽ phù hợp với những người có nhu cầu rút tiền mặt hơn dùng thẻ để thanh toán. Ngoài ra, nếu bạn ít nhu cầu giao dịch nước ngoài thì thẻ ghi nợ nội địa sẽ là lựa chọn vô cùng hợp lý.

Thẻ ghi nợ nội địa thường có ký hiệu Napas còn thẻ ghi nợ quốc tế sẽ có một trong các ký hiệu VISA, MasterCard, JCB,…

3. Thẻ ghi nợ vẫn có thể thanh toán trực tuyến 

Do nhầm lẫn trong tên gọi, nhiều người dùng vẫn cho rằng thẻ ghi nợ bị giới hạn hình thức thanh toán trực tuyến. Trên thực tế, cả 2 loại thẻ ghi nợ chỉ khác biệt về phạm vi thanh toán còn các hình thức thì đều giống nhau. Khách hàng chỉ cần nhập thông tin thẻ thì đều có thể sử dụng để thanh toán trực tuyến.

Nhìn chung, tính năng thanh toán của thẻ nội địa hiện nay không có quá nhiều khác biệt so với thẻ thanh toán quốc tế. Khách hàng cũng có thể sử dụng hầu hết các tính năng như thanh toán 1 chạm với thẻ nội địa.

Nhìn chung, cả hai loại thẻ ghi nợ đều có cách sử dụng giống nhau.

Hiện nay, khi mở thẻ ghi nợ tại các ngân hàng, quý khách hàng sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi hấp dẫn. Ví dụ như ở Techcombank, khi mở thẻ ghi nợ bạn sẽ được miễn phí hoàn toàn phí mở thẻ với thủ tục đăng ký đơn giản theo hình thức online. Khách hàng có thể liên hệ Techcombank để nhận tư vấn thông qua hotline 1800 588 822 hoặc website https://techcombank.com/

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn 3 thông tin có thể gây nhầm lẫn về thẻ ghi nợ, đồng thời đưa ra được lời giải đáp cho từng vấn đề. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể phân biệt được thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế và dễ dàng lựa chọn được loại thẻ phù hợp với bản thân.

You may also like

Để lại bình luận